Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ để thu lợi nhuận cao

0
866

 

Kinh doanh nhà nghỉ chưa bao giờ là dễ dàng cả bởi vì hiện nay vẫn còn khá nhiều người e dè và có thái độ tiêu cực về hoạt động kinh doanh này.

Do vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà nghỉ thì cũng nên trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này để tìm cho mình hướng đi thích hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ để thu lợi nhuận cao nhất

Có nên kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ không?

Ở nước ta thì kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ phát triển rất mạnh ở những thành phố lớn hoặc khu du lịch.

Đây là lĩnh vực rất được đầu tư phát triển tại Việt Nam, cùng song hành với quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập đất nước. Tính đến thời điểm hiện nay, lĩnh vực này luôn có được doanh thu lớn so với các lĩnh vực khác, có thể kể đến như:

+ Mang lại lợi nhuận cao

+ Tạo ra hàng trăm công việc cho người lao động

+ Hỗ trợ thúc đẩy kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cũng đòi hỏi một số yêu cầu như: số vốn lớn, đầu tư thật nhiều vào trang thiết bị, cơ sở hạn tầng, thuê số lượng nhân công,………

Kinh doanh nhà nghỉ
Kinh doanh nhà nghỉ

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ để thu lợi nhuận cao

  1. Xác định mô hình nhà nghỉ muốn kinh doanh

Khi bắt đầu kinh doanh mô hình nhà nghỉ, bạn cần phải có kiến thức và khái niệm rõ về mô hình, cách trang trí và quy trình của một dịch vụ tiêu chuẩn. Từ những chi tiết nhỏ nhất cũng góp phần quan trọng trong ngành dịch vụ này.

Dựa trên những nhu cầu thực sự của khách hàng sẽ giúp bạn xác định những gì mình muốn và có thể cung cấp. Để có thể thực hiện được điều này, bạn có thể tham khảo trên internet để hiểu được tâm lý của khách hàng.

Hoặc bạn có thể tìm đến các trang website đánh giá khách sạn, nhà nghỉ, tham gia vào các diễn đàn trực tuyến,…. Tất cả những gì bạn phải cân nhắc thực hiện bao gồm: 

+ Thị trường kinh doanh

+ Tập khách hàng mục tiêu

+ Vị trí nhà nghỉ

+ Lên ý tưởng và thiết kế kiến trúc

+ Lên kế hoạch quản lý và vận hành.

  1. Chi phí kinh doanh nhà nghỉ

Một trong những yếu tố quan trọng khi bắt đầu kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là bạn phải phân tích chi phí. Cho dù là bạn làm chủ hoặc hợp tác đầu tư với bạn bè, người thân. Dưới đây là các chi phí điển hình và cơ bản khi có ý định thực hiện kinh doanh nhà nghỉ:

+ Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Chi phí thiết kế không gian và kiến trúc

+ Chi phí trang trí

+ Chi phí sắm sửa nội thất bao gồm: giường, tủ quần áo, khăn tắm, ga trải giường, bình nóng lạnh, tivi, tủ sách, bình chữa cháy, v.v.

+ Chi phí cho giấy phép kinh doanh 

+ Chi phí cho bảo hiểm

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ
Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ
  1. Những thủ tục pháp lý khi kinh doanh nhà nghỉ

Kinh doanh nhà nghỉ cần điều kiện gì?Khi có ý định kinh doanh nhà nghỉ, yếu tố thủ tục pháp lý là điều bạn phải nắm rõ. Bên cạnh các giấy tờ kinh doanh hợp pháp theo đúng yêu cầu thì bạn cũng nên chú ý đến một số quy định mà địa phương ban hành như thời gian lưu trú của khách là bao nhiêu ngày, nơi bạn định kinh doanh có nằm trong diện quy hoạch hay không,…..

Trường hợp nếu nhà nghỉ của bạn nằm trong khu vực không được phép quy hoạch để xây nhà nghỉ, khách sạn thì bắt buộc bạn phải xin giấy phép cho hoạt động kinh doanh có điều kiện.

Nhưng nếu nhà kinh doanh nhà nghỉ trong khu vực khu dân cư thì việc xin giấy phép sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

  1. Thuê nhân viên

Việc cân nhắc thuê nhân viên sẽ phụ thuộc vào số phòng, quy mô nhà nghỉ, số lượng khách đến lưu trú, vào những mùa cao điểm thì bạn có thể nên thuê nhân viên làm thêm giờ.

Chắc chắn bạn không thể tự mình vừa vận hành, quản lý lại vừa tự mình dọn dẹp hết các phòng được. Mà nếu để phòng bẩn, không được sạch sẽ thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.

  1. Chú ý đến quảng cáo hình ảnh

Cho dù là kinh doanh nhà nghỉ nhỏ hay có quy mô lớn thì bạn cũng nên xây dựng hình ảnh của mình thông qua Fanpage, website để giúp khách hàng tìm kiếm đến nhà nghỉ của bạn dễ dàng hơn.

Ngoài việc tạo hình ảnh đẹp, bạn cũng nên chú ý đến đội ngũ nhân viên của mình, làm sao để khách hàng luôn cảm thấy được tin tưởng và ấn tượng bởi phong cách phục vụ của nhân viên. Bởi vì nhân viên là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh nhà nghỉ, hướng dẫn nhân viên sử dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi dành cho những ai đang có ý định lên kế hoạch kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn để kinh doanh hiệu quả và thành công.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong bước đầu khởi nghiệp, trong hành trình tìm kiếm cơ hội và gây dựng sự nghiệp của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here