5 kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè nhất định phải biết

0
1166

Bán hàng vỉa hè hiện là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp kinh doanh. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí khi thuê mặt bằng và các khoản phí phát sinh thêm. Bên cạnh lợi ích khi kinh doanh vỉa hè cũng mang lại không ít tiềm ẩn nguy hại.

Như hàng hóa và sản phẩm thường xuyên bị mất cắp, lượng khách hàng tìm đến ít hơn… Nhưng cũng có không ít người đã thành công khi chọn vỉa hè để bán hàng. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè đã giúp họ tạo nên sự thành công như thế nào nhé!

1. Kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè: Phải tự bảo quản tài sản của mình

Nếu đã chấp nhận kinh doanh tại các vỉa hè thì cũng đồng nghĩa là chúng ta phải chấp nhận tài sản bị mất cắp. Bởi vỉa hè là diện tích thoáng, đông người qua lại, ai cũng có thể ghé vào mà không cần phải xin phép.

Nếu không bảo quản tốt tài sản của mình thì trước khi thu lời thì đã phải chi nhiều tiền để mua sắm cái mới.

Kinh doanh vỉa hè
Kinh doanh vỉa hè

Đầu tiên chúng ta cần phải học cách tự quản lý tài sản của mình nếu chọn mua bán vỉa hè. Từ các tài sản cá nhân cho đến các mặt hàng kinh doanh, đồ dùng hỗ trợ bán hàng… đều phải cất giữ cẩn thận.

Theo kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè của nhiều người đi trước thì chúng ta hãy đem theo chúng bên mình như tiền vàng. Hoặc đầu tư một chiếc tủ chắc chắn và khóa chúng lại.

Ngoài ra nên trang bị thêm vài chiếc tủ lớn để chứa các mặt hàng đang kinh doanh của mình. Cuối ngày cũng tiện hơn khi dọn và cất chúng trước khi về nhà nghỉ.

2. Lường trước được mọi khó khăn khi kinh doanh quán vỉa hè

Khó khăn đầu tiên mà chúng ta phải đương đầu khi kinh doanh vỉa hè chính là sự thất thường của thời tiết. Nếu là trời nắng thì đỡ vất vả hơn là trời mưa.

Vậy nên chúng ta hãy chuẩn bị vài chiếc dù, ô che, bạt hoặc mái hiên di động để sử dụng khi cần thiết. Vừa giúp bảo vệ hàng hóa, vừa bảo vệ khách hàng của mình tránh nắng mưa.

Ban quản lý đô thị là mối lo ngại lớn nhất đối với những người bán hàng rong và kinh doanh vỉa hè. Theo chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè thì họ phải luôn ở tư thế chuẩn bị dọn đồ và chạy đi khi phát hiện công an trật tự tới gần.

Thậm chí có trường hợp phải bỏ của chạy lấy người. Bởi nếu bị bắt thì phải đóng phạt khá nhiều tiền.

Một gợi ý nhỏ để đối phó với ban quản lý đô thị đó chính là thông qua người bảo kê. Họ là những người sẽ cảnh báo chúng ta sớm để kịp thời dọn hàng và chuyển đi nơi khác.

Vì thế, thay vì phải nơm nớp lo sợ và bỏ tài sản khi bị đội trật tự bắt gặp thì chỉ cần chi ra một khoản phí cho nhóm bảo kê chợ là được.

3. Tạo dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh

Ngoài việc tạo sản phẩm của mình mới lạ và hấp dẫn trong mắt khách hàng thì cần phải có các mối quan hệ. Đó chính là nhận được sự trợ giúp của những người cùng bán hàng vỉa hè ở gần mình. Bạn đừng suy nghĩ họ sẽ giành khách hàng của mình. Ngược lại đây lại là điều kiện cùng nhau vượt qua khó khăn khi buôn bán vỉa hè.

Đầu tiên, hãy tiếp cận và làm quen với những người đang bán hàng vỉa hè tại nơi mình chuẩn bị ra bán. Hãy đến hỏi thăm và xin phép họ được ngồi đây bán hàng.

Đây là kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè thực tế từ người đi trước. Nếu nhận được sự chấp thuận của họ thì chắc chắn bạn sẽ thuận lợi hơn khi bán hàng tại đây.

Kinh doanh cà phê vỉa hè
Kinh doanh cà phê vỉa hè

4. Kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè: Thiết lập kênh bán hàng online

Bán hàng vỉa hè rất khó để mở rộng quy mô kinh doanh bởi yếu thế về mặt bằng kinh doanh. Sự phát triển của mạng công nghệ thông tin đã giúp rất nhiều cho mọi người.

Bán hàng cũng vì thế có cơ hội để mở rộng khách hàng mà không phải tốn thêm nhiều khoản phí.

Với người bán hàng vỉa hè cũng vậy, bạn có thể thiết lập nhiều kênh bán hàng online. Mục đích chính là giới thiệu sản phẩm của mình đến với nhiều khách hàng hơn. Chúng ta có thể tận dụng facebook và zalo của mình để tăng thêm thu nhập.

5. Chuẩn bị tốt các vật dụng để bảo quản hàng hóa

Bán hàng vỉa hè là sự tận dụng khoảng trống diện tích tại một khu vực nhất định. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta kinh doanh ngoài trời, không có sự che chắn.

Vì thế, trước khi ra bán, chúng ta hãy chuẩn bị mọi giải pháp và các vật dụng để bảo quản hàng hóa của mình. Theo kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè được chia sẻ thì chúng ta hãy xem sản phẩm kinh doanh của mình là gì sẽ có cách quản lý tương ứng.

Tùy theo khối lượng, trọng lượng mặt hàng mình đang kinh doanh sẽ thiết kế các thùng chứa, xe đẩy cho phù hợp nhất.

Với những kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ hữu ích với các bạn. So với các mô hình kinh doanh khác thì buôn bán vỉa hè phù hợp với các bạn trẻ mới khởi nghiệp hơn. Tùy theo từng khả năng tài chính, sở thích và từng khu vực vỉa hè sẽ chọn được sản phẩm mua bán phù hợp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here