Kinh nghiệm kinh doanh thành công: Hợp tác kinh doanh vốn nhỏ.

0
527

Nếu không đủ vốn hay năng lực nghiệp vụ, kinh nghiệm,… Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều nên chọn lựa một đối tượng phù hợp để hợp tác cùng nhau tiến tới thành công. Tuy nhiên, không ai tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ khi bắt đầu bước vào một lĩnh vực mới. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh được đúc kết từ thực tiễn hợp tác kinh doanh với số vốn nhỏ. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !

Kinh nghiệm kinh doanh với số vốn nhỏ
Kinh nghiệm kinh doanh với số vốn nhỏ

Xác định mục tiêu kinh doanh nhỏ

Bước đầu tiên, Khi bắt đầu công việc kinh doanh nói chung và hợp tác kinh doanh vốn nhỏ nói riêng. Thì điều đầu tiên bạn cần xác định rõ ràng đó là: Mục đích của bạn là gì? Mục đích càng rõ ràng, chi tiết càng giúp con đường bạn đi thông thoáng hơn.

Thực tế, có muôn vàn lý do để người ta mong muốn hợp tác kinh doanh vốn nhỏ như: Tự do tài chính, bổ sung kiến thức, thực hiện những ý tưởng kinh doanh mà chưa ai bắt đầu, thử khả năng quản lý, trao dồi kinh nghiệm kinh doanh, muốn đầu tư kinh doanh với số vốn nhàn rỗi…

Nhưng tựu chung lại thì hầu hết mọi người đều muốn đem lại nguồn thu nhập tốt hơn cho bản thân. Đồng thời, phát triển khả năng kinh doanh, trau dồi kinh nghiệm kinh doanh với số vốn nhỏ đang nhàn rỗi.

Lựa chọn đối tác kinh doanh

Bước thứ hai, sau khi xác lập được mục đích hợp tác kinh doanh là lựa chọn đối tác. Để có thể lựa chọn được một đối tác “trung thành” cùng đồng hành và hợp tác kinh doanh vốn nhỏ lâu dài. Bạn phải xem xét 3 khía cạnh sau đây: Tài chính, năng lực chuyên môn, mục tiêu hợp tác kinh doanh.

Tài chính

Tài chính là thước đo tiềm lực của doanh nghiệp
Tài chính là thước đo tiềm lực của doanh nghiệp

Trong kinh doanh, tài chính là thước đo chủ đạo để xác định tiềm lực của một doanh nghiệp. Nên bạn cần xác định rõ đối tác phải có nguồn vốn bao nhiêu? Để cả hai có thể khởi đầu hợp tác kinh doanh.

Năng lực chuyên môn

Đối tác và bạn phải bù đắp cho nhau về năng lực chuyên môn của bạn. Khi bạn và đối tác có thế mạnh khác nhau. Sẽ gấp đôi sức mạnh khi hợp tác kinh doanh. Tốt nhất là bạn có thế mạnh về mảng A, thì hãy hợp tác với người mạnh mảng B, C. Ví dụ: Bạn có thế mạnh về sales, marketing. Bạn cần phải tìm một đối tác mạnh về kỹ thuật, công nghệ và phát triển sản phẩm. Bằng cách này, cả hai đều có thể tập trung vào chuyên môn của mình. Thế mạnh cả hai đều được tận dụng một cách triệt để.

Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Và yếu tố then chốt để cả hai có thể hợp tác lâu dài là cùng chung mục tiêu. Một đối tác có chung cam kết, động lực và quyết tâm như bạn sẽ đảm bảo được việc cả hai có tiếng nói chung hay không?

Đặc biệt, khi lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh cần cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn bạn bè, người thân. Theo kinh nghiệm kinh doanh của những người đi trước, có rất nhiều người thành công khi hợp tác kinh doanh cùng bạn bè. Vì cả hai có sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, những rắc rối trong công việc kinh doanh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm sau này. Đồng thời, tình cảm cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết sách trong kinh doanh.

Thỏa thuận ký kết hợp đồng

Kinh nghiệm hợp tác kinh doanh
Kinh nghiệm hợp tác kinh doanh

Khi hợp tác kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên đều phải được bàn bạc, kê khai thật rõ ràng dựa trên mong muốn, lợi ích, kỳ vọng của cả hai bên. Sau khi thỏa thuận xong, tất cả các điều khoản đều phải được viết ra giấy. Được hợp thức hóa thành hợp đồng. Có như vậy thì quan hệ hợp tác mới hạn chế được rủi ro và đảm bảo được sự an toàn về lâu dài sau này.

Điều cần thiết nhất trong giai đoạn này là đảm bảo cả hai thẳng thắn, rõ ràng với nhau về tất cả các vấn đề. Bao gồm: phần trăm góp vốn, lợi nhuận, vai trò nhiệm vụ của cả hai, giới hạn, bồi thường cũng như chiến lược hoàn vốn của các bên. Bạn và đối tác thẳng thắn và rõ ràng ngay từ lúc đầu sẽ tránh được những tranh cãi, tranh chấp phức tạp về sau.

Hợp tác làm việc cùng đối tác

Trách nhiệm với công việc

Để bắt đầu bất kỳ công việc nào, yêu cầu đầu tiên cần thiết là trách nhiệm với công việc. Nên phân chia công việc cụ thể cho cả hai bên. Bao gồm: Nội dung công việc là gì? Người đảm nhiệm là ai ? Thời hạn công việc như thế nào ? Tiến độ công việc tới đâu ?

Lòng tin vào đối tác

Một yếu tố quan trọng nữa là lòng tin dành cho đối tác của mình. Trong quá trình kinh doanh sẽ phát sinh những khó khăn thử thách, thậm chí những lời thị phi đặt điều. Lúc này, cần nhất là sự tin tưởng đoàn kết đôi bên. Để con thuyền hợp tác vững tay lái hướng về thành công phía trước.

Tính trung thực

Dù là trong đời sống hằng ngày hay trong công việc kinh doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu là tính trung thực. Đây là yếu tố đi đến quyết định hợp tác kinh doanh có thành công hay không. Nếu rơi vào trường hợp bị trục lợi hay tị nạnh về thành quả kinh doanh. Nên dừng quan hệ hợp tác kinh doanh lại ngay. Vì quan hệ hợp tác lúc này sẽ không đi đến kết quả nào khả quan cả.

Chấm dứt hợp đồng ngay khi nhận thấy không phù hợp

Thực tế cho thấy: cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác khi nhận thấy không phù hợp là sai lầm của rất nhiều doanh nhân. Đây là kinh nghiệm kinh doanh cực đắt giá. Duy trì hợp tác trong trường hợp này là nguyên nhân gây nên những bất an về tinh thần và hao tốn năng lượng một cách không cần thiết.

Sau một thời gian hợp tác kinh doanh và cân nhắc về mọi mặt mà vẫn không cảm thấy phù hợp. Thì nên chấm dứt hợp tác. Điều này đem lại lợi ích cho cả đôi bên.

Với những kinh nghiệm kinh doanh vốn nhỏ mà blogkhoinghiep chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn một đối tác kinh doanh phù hợp. Chúc cho sự nghiệp kinh doanh của quý độc giả ngày càng thịnh vượng và phát triển.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here