Hải sản luôn là chủ đề hàng đầu trong việc tìm kiếm món ăn. Từ trẻ nhỏ, phụ nữ cho đến nam giới đều thích thưởng thức hải sản. Ngoài hương vị ngọt thanh thì hải sản còn là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì thế, kinh doanh vựa hải sản chắc chắn sẽ bán được. Tuy nhiên, nguồn vốn nhập hàng khá cao nên chúng ta cần phải đúc kết kinh nghiệm mở vựa hải sản để giảm thiểu mọi tổn thất. Làm sao để bán được hải sản với giá tốt, sản phẩm luôn tươi khi đến tay người dùng… Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Học cách bảo quản hải sản trước
Hải sản thật sự ngon hơn khi dùng loại tươi sống. Đây cũng là yếu tố làm khách hàng chú ý nhiều hơn đến cửa hàng của mình. Vì thế, chúng ta phải chú trọng đảm bảo nguồn hàng luôn tươi trước khi đến tay khách hàng. Có thể lấy từ các thương lái, hoặc tốt nhất là lấy từ cảng cá mới về.
Theo kinh nghiệm mở vựa hải sản của nhiều người đi trước sẽ không quá khó để bảo quản hải sản đúng cách. Đầu tiên cần tại kho chứa hàng sau khi lấy hải sản về. Bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm các bồn chứa nước biển, máy thổi oxy… Sau khi lấy hải sản sống về sẽ thả vào ngay. Bên cạnh đó cần chuẩn bị thêm tủ cấp đông, tủ lạnh để trữ hải sản khi không bán hết.
2. Biết cách chọn hải sản tươi ngon và hợp thị trường
Trong tất cả các kinh nghiệm mở vựa hải sản thì phần chọn hải sản chất lượng là yếu tố khá quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta tạo nên thương hiệu vựa hải sản ngon nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn lựa các loại hải sản, nhất là những người mới kinh doanh. Dưới đây là vài cách chọn hải sản sẽ giúp ích cho các bạn.
– Tôm: Nên chọn tôm thân săn chắc, vỏ còn cứng. Quan sát màu phải trắng tươi, không chọn con có màu đục hoặc bị đỏ. Nếu có càng thì càng phải còn nguyên trên mình tôm, không có mùi tanh. Đầu và mình tôm dính chặt vào nhau, không bị gãy hay lỏng đầu.
– Cua, ghẹ: Chúng ta nên ưu tiên chọn loại vừa phải thì thịt sẽ ngon và dễ bán hơn. Có thể dùng tay bấm nhẹ vào thân thì thịt không được lõm xuống mới lấy. Khi nhấc cua lên thì càng của chúng phải co lại. Nếu càng bị đơ là chúng không còn tươi sống nữa.
– Mực: Nên chọn những con mực to, thịt chắc, mình dày. Phần túi mực vẫn còn nguyên vẹn.
– Ngao, sò: Chỉ cần chọn những con không có mùi và màu sắc tương đồng với các con còn lại.
– Cá: Cá phải còn sống và bơi khỏe. Chúng ta nên quan sát mắt cá sáng, thân không bị tróc vảy. Khi dùng tay nhấn nhẹ vào thân thì thịt không bị lún xuống là được.
3. Tìm nguồn hàng cung cấp hải sản có chất lượng
Nếu chúng ta không biết cách chọn lựa hải sản tươi ngon thì hãy tìm địa chỉ cung cấp nguồn hàng đáng tin cậy. Đây là kinh nghiệm mở vựa hải sản giúp người mới ra bán hàng yên tâm hơn.
Chúng ta có thể thông qua các mối quan hệ xung quanh mình để tìm nơi cung cấp hải sản chất lượng. Hoặc đến trực tiếp tại các cảng cá, nơi hải sản vừa từ biển cập bến vào. Điều này vừa đảm bảo hải sản tươi mà còn giúp giá mua thấp nhất.
4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh hợp lý
Tùy theo mô hình kinh doanh hải sản của mình sẽ chọn địa điểm mở cửa hàng phù hợp. Nếu là bán buôn lẻ và sỉ thì nên ưu tiên chọn mở vựa có sự thuận tiện cho mọi phương tiện lưu thông. Có thể là mặt bằng nằm tại các quốc lộ, tuyến đường lớn, không gian rộng. Hoặc chọn mở vựa tại các khu chợ, điểm tập trung hải sản. Đây là khu vực có đông khách hàng nhất được chia sẻ từ kinh nghiệm mở vựa hải sản của những người thành công.
5. Xác định số vốn để kinh doanh vựa hải sản
Để khởi nghiệp kinh doanh vựa hải sản thì đầu tiên cần phải có vốn. Đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể nhập hàng, thuê mặt bằng. Và phần vốn này cũng dùng để trang bị thêm các vật dụng cần có để chứa và bảo quản hải sản. Theo kinh nghiệm mở vựa hải sản của những người trong nghề thì chúng ta cần phải đầu tư chi phí cho các khoản sau:
– Thuê mặt bằng khoảng 5 triệu
– Đầu tư trang thiết bị lưu trữ và bảo quản hải sản như tủ lạnh, máy sục khí, tủ đông, bình oxy… Chúng dao động trên dưới 50 triệu.
– Chi phí nhập hàng khoảng 100 triệu
– Chi phí thuê nhân viên khoảng 4 triệu cho một người trong tháng.
– Các chi phí phát sinh khác như tiền điện, tiền nước…
Bên cạnh đó thì chúng ta còn phải chuẩn bị thêm một khoản tiền để xoay vòng vốn trong thời gian đầu. Vì thế, số vốn cần chuẩn bị để mở vựa hải sản khoảng từ 200 đến 400 triệu. Nếu càng mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng sản phẩm thì vốn đầu tư sẽ càng tăng.
Trên đây là 5 kinh nghiệm mở vựa hải sản được chia sẻ từ những người đi trước. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn trang bị thêm kiến thức trước khi bắt tay về khởi nghiệp bằng việc kinh doanh vựa hải sản.